Anh em có tự tin với cách nuôi gà chọi đẻ của mình không. Quá trình nuôi dưỡng – chăm sóc gà đẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng, tỷ lệ sống sót của những chú gà con. Nếu bạn vẫn chưa có kinh nghiệm hoặc những lần trước đó trứng không to – đều, trứng hư nhiều,… thì nhất định phải theo dõi bài viết này.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GÀ CHỌI ĐẺ TRỨNG TO, ĐỀU

Muốn trứng to, đều, tỷ lệ trứng có phôi cao thì lựa chọn gà trống + gà mái rất quan trọng. Ông bà xưa có câu “Chó giống cha gà giống mẹ”, nên so với gà trống thì gà mái được quan tâm nhiều hơn.

Cách nuôi gà chọi đẻ

Ưu tiên chọn gà phối giống có sức khỏe, không dị tật bẩm sinh, không lai cận huyết… Đặc biệt bản tính hung hăng, máu chiến thì càng tốt. Con non sau khi ra đời sẽ thừa hưởng những gen trội đó.

Khi chọn gà mái đẻ, nên tránh những đặc điểm sau:

- Đầu và chân to.

- Bụng xệ

- Mắt lệch

- Đi lại chậm chạp

Những con gà mái như thế này cho sản lượng trứng rất thấp, không đều, nguy cơ trứng hư cao.

Gà chọi đẻ

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI GÀ CHỌI ĐẺ HIỆU QUẢ TỪ A – Z

Sau khi phối giống thành công, anh em tiến hành cách nuôi gà chọi đẻ dưới đây để giảm thiểu sản lượng trứng hư từ bên trong, gà sau khi đẻ cho chất lượng trứng cao. Cụ thể:

ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CHUỒNG NUÔI/ CHUỒNG ÚM

- Trong giai đoạn gà mang thai, nếu thời tiết nắng nóng, nhớ bổ sung chất điện giải vào thức uống cho gà sử dụng để giải nắng. Trường hợp nhiệt độ trên 35 độ C cần phun mưa vào mái che, làm mát cho chiến kê. Trời quá nắng hay quá nóng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng.

Chế độ chăm sóc của Gà chọi đẻ

- Gà chọi đẻ vào mùa đông cần che kín chuồng cho gió không vào, đồng thời sử dụng bóng đèn điện sưởi ấm.

- Bố trí ổ đẻ ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt gần hoặc giáp mái tôn. Vào mùa hè, không chỉ gà mẹ mà cả trứng cũng có thể bị hỏng.

Lưu ý gì khi nuôi gà chọi đẻ

ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

- Nghiền nát vỏ sò, xương cá,… rồi trộn lẫn vào thức ăn cho gà mẹ. Nó vừa tăng hàm lượng canxi cần thiết cho vỏ trứng – giảm thiểu tình trạng bể khi vừa đẻ xong; vừa hạn chế tình trạng mổ trứng của gà mái.

- Bổ sung thêm vitamin ADE.

Chế độ dinh dưỡng của Gà chọi đẻ

- Nên ngâm thóc/ lúa 1 ngày cho lên mầm. Rồi mang đi ủ cho lên mộng, lúc này mới cho gà ăn. Cách này vừa bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao cho chiến kê, vừa giúp gà dễ tiêu hóa.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CÁCH NUÔI GÀ CHỌI ĐẺ XONG

Gà chọi sau khi đẻ xong cần lưu ý những gì

Sau khi gà đẻ trứng, nhớ theo dõi chế độ ăn uống, sức khỏe cũng như những dấu hiệu của gà mái. Trong trường hợp:

- Vỏ trứng xù xì, rất có thể gà mái bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Tiêm vắc xin IB chủng H52 cho chúng.

- Vỏ trứng chuyển từ vàng sang màu trắng, nếu không phải là trứng non thì là gà đang rơi vào hội chứng giảm đẻ. Kê sư cho thể tiêm vắc xin nhũ dầu EDS 76 cho gà, kết hợp thêm thuốc Embirio-Stimulan.

Chăm sóc của Gà chọi đẻ

KẾT LUẬN

Trong cách nuôi gà chọi đẻ mà chúng tôi chia sẻ ở trên, anh em nhớ thường xuyên dọn dẹp chuồng trại và tuyệt đối không cho người lạ cũng như động vật lạ ra vào chuồng. Điều này rất dễ mang mầm bệnh vào bên trong, ảnh hưởng đến sức khỏe của gà mái.