Ông bà xưa có câu “Nhất tướng nhì tông tam lông tứ vảy”, không phải tự nhiên mà nhiều kê sư dựa vào vảy để nhận diện gà đá hay – đá dở. Vậy vảy vấn sáo có phải là một giống gà chọi đá hay? Kỹ năng của chiến kê sở hữu vảy vấn sáo ra sao? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

VẢY GÀ CHỌI LÀ GÌ

Trước khi tìm hiểu về vảy vấn sáo, anh em hiểu gì về vảy gà chọi là gì, nó nằm ở vị trí nào trên cơ thể của chiến kê, Hình dạng ra sao?

Vảy gà chọi thực chất là phần da cứng được tạo thành từ lớp màng cứng, kéo dài từ đầu gối đến hết chân. Từ phần đầu gối trở lên sẽ có lông bao phủ lại – gọi là đùi.

Những lớp màng cứng này được cấu tạo khá phong phú, đa dạng. Ông cha xưa rất tinh tế khi phân loại chúng – đặt tên, sau đó qua quá trình quan sát và áp dụng thực tiễn sẽ đánh giá mức độ hay hoặc dở của chiến kê.

Đó là lý do vì sao việc xem vảy gà rất quan trọng, nó trở thành tiêu chí nhận biết gà đá tốt hay không. Tất nhiên không phải chiến kê nào sở hữu vảy tốt đá cũng hay, nhưng đã đá hay thì gà chọi không thể không có những vảy độc.

VẢY VẤN SÁO LÀ GÌ, ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT RA SAO

 

Vảy vấn sáo là gì

Vảy vấn sáo là loại vảy chạy dọc ở mặt trước của chân gà chọi, kéo từ đầu gối xuống gần sát chậu hoặc quá cựa. Các phần vảy của vảy vấn sáo được xếp khá đều đặn, nằm nối tiếp nhau. Với hình dạng khá giống chân sáo nên chúng mới được gọi là vảy vấn sáo.

Vảy vấn sáo có kích thước lớn hơn so với những loại vảy khác. Ngoài ra còn có các đặc điểm nhận biết như sau:

- Vảy kéo dài từ phần đầu gối qua cựa gà.

- Các lớp vảy tiếp nối nhau với sự đồng đều và thường nằm ở mặt trước của chân.

Theo kinh kê gà chọi thì chiến kê sở hữu vảy vấn sáo thường là những linh kê “hiếm có khó tìm”, tính tình hung dữ, sở hữu những đòn đá hiểm hóc và phản xạ tốt trong quá trình thi đấu. Trước khi nhập cuộc, chúng luôn thể hiện “tài năng” của mình và lấn át đối thủ bằng những đòn tấn công mạnh mẽ - đặc biệt là phần cựa.

Cách nhận biết Vảy vấn sáo

Để sở hữu những đòn đá nguy hiểm mạnh mẽ, không thể không nhắc đến đôi chân chắc khỏe và nhanh nhẹn của chúng. Theo thống kê có nhiều gà chiến đã “tử nạn” ngay trên sàn đấu chỉ vài phút nhập cuộc, bởi “ăn cú đá vào đầu”. Gà nào bị nhẹ thì cũng choáng váng, thậm chí là bỏ chạy khỏi trường gà.

Có thể kết luận, vảy vấn sáo là một loại vảy tốt, gà chiến sở hữu loại vảy này vốn đã là “chiến binh” thực thụ. Nếu kết hợp thêm quy trình chăm sóc huấn luyện tốt của kê sư nữa thì chẳng khác gì “ngọa hổ tàng long”.

QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC GÀ VẢY VẤN SÁO

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của quá trình chăm sóc – huấn luyện gà đá. Dù bạn có sở hữu một “thần kê dị tướng”, giống nòi tốt đi chăng nữa mà chăm sóc không bài bản, không đến nơi đến chốn thì chúng cũng không phát huy hết sức mạnh của mình. Thậm chí có thể “chết” trước khi ra trường.

Vậy quy trình nuôi dưỡng – chăm sóc gà sở hữu vảy vấn sáo ra sao?

- Thực tế chế độ dinh dưỡng và huấn luyện chúng cũng như những con gà chọi khác. Ngoài thức ăn chính là thóc/ lúa, anh em nên bổ sung thêm rau xanh, mồi (giun, cá chép, lươn, trạch, thịt bò, trứng,…) để chúng phát triển toàn diện về cơ thể. Đừng quên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, chất điện giải,… để chiến kê có thể lực ổn định nhất, giảm thiểu các bệnh vặt vãnh như cảm cúm khi thời tiết chuyển mùa.

- Về quá trình tập luyện, bạn nên cho gà thực hiện các bài tập như: vần đòn – tăng sức bền cho chân, chuồng bay/ chuồng nhảy – tập lực cho cánh (tạo ra những đòn tấn công từ trên cao), chuồng quần – tập lực cho chân,…

- Thường xuyên tắm rửa cho gà phơi nắng hoặc thả lang để thư giãn, đây cũng là một cách để chúng tăng cường sức đề kháng và hấp thu vitamin D tự nhiên – tốt cho xương và sự phát triển của lông.

Cách nuôi dưỡng và chăm sóc gà Vảy vấn sáo

Ngoài ra thì trong quá trình nuôi gà vảy vấn sáo bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Nuôi nhốt riêng, không nuôi chung với gà khác vì tỷ lệ cắn mổ nhau là rất cao. Hơn hết khi mắc bệnh tốc độ lây lan sẽ khó mà kiểm soát được.

- Nếu có diện tích rộng rãi, hãy xây dựng chuồng nuôi thoáng và rộng để chiến kê di chuyển nhiều hơn trong chuồng.

- Mỗi lần ăn chỉ cho một lượng nhất định, không cho chiến kê ăn quá nhiều hoặc dồn 3 bữa vào một lúc.

- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn máng uống thường xuyên. Tiêu trùng khử độc định kỳ.

- Hạn chế người lạ cũng như động vật ra vào khu vực nuôi gà.

- Khi làm chuồng nên đảm bảo “Thông thoáng vào mùa hè – ấm áp vào mùa đông”. Và sử dụng lưới có mắt nhỏ - hạn chế chuột, rắn vào cắn chuột.

- Treo sả hoặc cho tỏi đã giã nát vào một góc chuồng sẽ hạn chế ruồi muỗi, tránh bệnh sốt xuất huyết khi vào mùa.

- ….

ĐỊA CHỈ BÁN GÀ VẢY VẤN SÁO HIỆN NAY

Gà vảy vấn sáo không phải là một giống gà cụ thể, số lượng gà chiến sở hữu vảy vấn sáo hiện nay cũng vô cùng ít. Vậy nên không có địa chỉ nào bán linh kê này trên thị trường cả. Giá cả loại gà này cũng không cố định, tùy người bán và người mua cảm thấy phù hợp mà thôi.

Mua Gà Vảy vấn sáo ở đâu

Các kê sư chuyên nghiệp cho rằng gà có vảy vấn sáo thường di truyền theo tông nòi. Vậy nên nếu anh em nào sở hữu thì đừng ngại mà phối giống, biết đâu lại sở hữu ngay đàn con “chất lượng”. Dù không chăm sóc hết, mang đi bán cũng kiếm được mòn hời không phải nhỏ.

KẾT LUẬN

Vảy vấn sáo là một trong những loại vảy quý hiếm và tốt, được nhiều người săn lùng tìm mua hiện nay. Và còn rất nhiều loại vảy “Độc nhất vô nhị” “khác mà chỉ ước chứ không dám cầu”. Vậy nên đừng quá chấp nhặt vào vấn đề này. Sở hữu được linh kê thì ai cũng muốn, nhưng nếu không có thì cứ đầu tư vào những dòng – giống khác, chỉ cần đảm bảo quy trình huấn luyện chặt chẽ thì không sợ không tạo được “anh tài”.

Phía trên là toàn bộ thông tin liên quan về vảy vấn sáo. Hy vọng anh em đã có thêm những thông tin hữu ích!