Gà tử mị, giống gà nổi tiếng với tướng ngủ “xấu” cho đến linh kế “hiếm có khó tìm” trong làng cáp độ. Anh em đang phân vân với lựa chọn “Có hay không nên nuôi gà tử mị?”, “Gà tử mị đá có hay không?”…. thì đừng bỏ lỡ lời giải đáp trong bài viết này!

GÀ TỬ MỊ LÀ GÌ

Gà tử mị thực chất không phải là một giống gà, như gà Bình Định, gà Asil,… mà nó là tên gọi chỉ những chiến kê có tướng ngủ… như đã chết.

Không giống như những con gà bình thường, khi ngủ sẽ nằm sấp hoặc ngủ trên cao, gà tử mị có tướng ngủ rất xấu, chân – cánh đều xõa ra hai bên, người co quắp lại, đầu và cổ cũng duỗi thẳng, nghiêng sang một bên, các ngón chân cũng co lại rồi duỗi ra sau. Không những vậy nó còn xù lông, mắt nhắm hờ…. Phần lớn những người mới khi nhìn vào đều tưởng như chúng “đã chết” rồi.

GÀ TỬ MỊ LÀ GÌ
Với những người không rành về gà, chắc chắn sẽ nhầm lẫn rằng gà đã chết, nhưng khi chạm vào chúng sẽ tỉnh dậy và hoạt động như thường. Có khá nhiều anh em sẽ “hết hồn” khi thấy điều này.

CÓ HAY KHÔNG NÊN NUÔI GÀ TỬ MỊ, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA CHÚNG

Có hay không nên nuôi gà tử mị? – đây là câu hỏi được nhiều anh em quan tâm nhất hiện nay. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy điểm qua khả năng chiến đấu của chúng khi ra trường.

GÀ TỬ MỊ ĐÁ CÓ HAY KHÔNG

Không phải tự nhiên mà gà tử mị được săn đón, tướng ngủ dị thường chính là đặc điểm nhận dạng của linh kê “hiếm có khó tìm” trong truyền thuyết. Chẳng phải thế mà nhiều anh em còn đặt cho chúng biệt danh Gà Linh kê tử mị.

GÀ TỬ MỊ CÓ ĐÁ HAY KHÔNG
Nhiều dân chơi chuyên nghiệp đánh giá, gà tử mị có khả năng lỳ đòn cao, trong chọi gà thì con nào sở hữu sức bền đã chiếm đến 50% ưu thế rồi. Trông mặt lù đù thế thôi chứ nhanh nhẹn không gì bằng; tuy ít ra đòn nhưng một khi đã tung cước thì chỉ có “chắc cú”; con nào may mắn né được thì không sao; chứ một khi đã trúng đòn – nhẹ thì choáng váng, bỏ chạy, nặng thì nằm vật một chỗ.

Mà trong đấu trường khốc liệt, chỉ một giây lơ là cũng đủ khiến chiến kê gặp nguy hiểm, vậy nên khả năng thắng trận của gà tử mị là rất cao.

Xét về ngoại hình, gà tử mị thường không cao lớn, ngược lại có chút thấp bé, nhưng thể lực lại không hề yếu chút nào. Chúng cũng được đánh giá là bền bỉ và dũng mãnh hơn hẳn vẻ ngoài.

Bắt đầu trận đấu, chúng thường không tấn công trực diện mà chỉ “vờn” đối thủ. Nhiều người không biết cứ nghĩ gà không hăng, đá không hay. Nhưng sau 1 hồ sẽ thấy từ vần cổ, vần đòn chúng bắt đầu “hăng” hơn, tung ra những đòn hiểm hóc khiến đối thủ không kịp trở tay.

Về bản chất thì gà tử mị là một linh kê dị tướng, khả năng chiến đấu của chúng không phải dạng vừa. Tuy nhiên có phát huy được hết thực lực hay không thì còn phải tùy thuộc vào kê sư – những người chăm sóc. Bởi quá trình nuôi dưỡng – huấn luyện – chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng.

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC VÀ HUẤN LUYỆN GÀ TỬ MỊ ĐÚNG CÁCH

Qua những đánh giá trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời đối với câu hỏi “Có nên nuôi gà tử mị không?” rồi, phải không nào? Vậy bạn cần trang bị ngay cho mình quá trình chăm sóc chúng nữa.

CÁCH NUÔI GÀ TỬ MỊ
May mắn là kỹ thuật chăm – nuôi gà tử mị không khác biệt là mấy so với những giống gà chọi thông thường. Khi gà trưởng thành, anh em nhớ vào nghệ để tăng độ đỏ và dày cho da là được, tần suất vừa đủ thôi – nhiều hay ít quá cũng không tốt. Quá trình vào nghệ không chỉ giúp chiến kê chắc khỏe hơn mà da của chúng cũng sẽ dày hơn, tăng khả năng chịu đòn.

Ngoài ra thì gà tử mị rất thích nghịch cát, vậy nên chuồng nuôi nên ưu tiên rộng rãi – thông thoáng tý. Hoặc xây dựng riêng chuồng chơi cho chúng giải trí những sau lúc tập luyện mệt mỏi. Lưu ý là chuồng gà phải đảm bảo yếu tố: mát mẻ vào mùa hè - ấm áp vào mùa đông.

Chế độ dinh dưỡng của gà tử mị cũng không quá cầu kỳ. Ngoài thức ăn chính là thóc ngâm (cho dễ tiêu hóa) thì nên bổ sung thêm rau xanh; mồi: cá, thịt, giun dất, lạc rang,… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chúng.

Gà tử mị khi bước vào 9 – 10 tháng tuổi thì nên cho luyện tập để tăng cơ giảm mỡ, đồng thời gia tăng kỹ năng chiến đấu khi ra chiến trường. Ngoài các bài tập quen thuộc như vần đòn, chạy chuồng, nhảy lồng,…. Cứ 1 tuần 3 ngày đeo vải vào chân gà rồi cho cọ mỏ, vần hơi với những con khác. Lưu ý là nên chọn những con “dưới cơ” hoặc “ngang sức”. Muốn an tâm hơn thì bịt mỏ, bịt cựa để không bị thương trong lúc tập.

ĐỊA CHỈ NÀO BÁN GÀ TỬ MỊ

 

MUA GÀ TỬ MỊ Ở ĐÂU

Như đã nói ở trên, gà tử mị vốn không phải là một giống gà nhất định, vài trăm con chỉ có được một con. Vậy nên không có địa chỉ nào bán gà tử mị cả, giá của chúng cũng không định sẵn, tùy thể lực của gà lúc đó và tâm lý của người bán – người mua mà đưa ra con số phù hợp.

Tất nhiên trên thị trường cũng có một vài chỗ rao bán gà tử mị, tuy nhiên anh em nhớ check cho kỹ, tránh tình trạng “lừa đảo”. Ngoài ra thì bạn có thể quan sát đám gà chiến của mình ở nhà, xem thử có may mắn sở hữu một chú gà tử mị mà không hay.

Gà tử mị là gì? Hy vọng qua bài viết này anh em đã có câu trả lời cũng như những thông tin hữu ích cho mình.