HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO QUẢN TRỨNG GÀ ĐỂ ẤP

Kỹ thuật bảo quản trứng gà để ấp là một trong những kỹ thuật quan trọng, giúp tăng tỷ lệ trứng nở khi ấp cho dù ấp bằng máy hoặc tự nhiên. Do đó, công đoạn này cần phải nắm được những yếu tố quan trọng và kỹ thuật sau đây :
+ Việc bảo quản trứng gà để ấp phải ở những khu vực tối, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, thoáng mát, dễ chịu. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là nên từ 15 đến 20 độ C.
CÁCH BẢO QUẢN TRỨNG GÀ ĐỂ ẤP
+ Tiến hành xếp trứng vào khay, phần đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ ở dưới. Sau đó để dưới gầm giường, nơi tối, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, hơi ẩm và nhiệt độ chỉ khoảng từ 18 đến 20 độ C. Nếu không có khay để trứng, có thể dùng thau cho một ít cát ẩm vào. Trong quá trình để dưới gầm giường, phải thực hiện việc đảo trứng định kì 1 lần mỗi ngày nhằm ngăn tình trạng sát phôi (phôi bị sát vỏ).
+ Ngoài ra, có thể bảo quản bằng việc xếp trứng vào thau thôm, đặt nổi trên thùng nước mát. Sau đó đậy thùng nước này kín lại, để thùng vào chổ mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Lưu ý phải sắp xếp trứng cân bằng trên thau, tránh tình trạng chênh một bên.
+ Trong trường hợp có tủ lạnh, có thể bảo quản trứng gà để ấp bằng cách bọc trứng bằng giấy báo và cho vào ngăn mát của tủ lạnh, chỉnh nhiệt độ ở ngăn mát lên cao nhất (không được để quá thấp).
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN TRỨNG GÀ ĐỂ ẤP
+ Trong quá trình xếp trứng để bảo quản, không nên xếp chồng lên nhau dễ gây nứt, dập trứng. Ngoài ra, thời gian để bảo quản ở ngoài trước khi ấp cũng không nên quá dài. Đối với mùa hè thì không quá 4 ngày, mùa đông không quá 7 ngày.

KHI BẢO QUẢN TRỨNG GÀ ĐỂ ẤP CẦN LƯU Ý GÌ

Nhằm bảo quản trứng gà để ấp một cách tốt nhất, tỷ lệ nở cao nhất thì quy trình về bảo quản phải dựa trên các yếu tố sau đây :

NHIỆT ĐỘ

Phần nhiệt độ bảo quản trứng gà để ấp như đã trình bày ở trên nên chỉ dao động từ 15 đến 20 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến trứng, sự phát triển của phôi thai, từ đó tỷ lệ nở sẽ kém hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấp hơn, quá lạnh có thể làm vỏ trứng bị nứt, vỡ, từ đó cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của phôi trong trứng.
YẾU TỐ NHIỆT ĐỘ KHI BẢO QUẢN TRỨNG GÀ ĐỂ ẤP

ĐỘ ẨM

Phần độ ẩm để bảo quản tốt nhất nên vào khoảng từ 75 đến 85% nhằm hạn chế sự mất nước của trứng gà trước khi ấp.

ĐẢO TRỨNG

Trứng khi được bảo quản để ấp phải thường được đảo mỗi ngày 1 lần. Xếp trứng 45 độ theo hướng này, đảo ngược rồi tiến lên. Việc không đảo trứng hoặc đảo chưa đủ sẽ làm phần lòng đỏ trong trứng nổi lên và chạm vào phần màng vỏ, từ đó dính chặt và làm phôi bị kém phát triển, tỷ lệ chết cao hơn.

THỜI GIAN BẢO QUẢN

Cũng đã được chúng tôi trình bày ở trên, thời gian khi bảo quản trứng gà để ấp thường phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bên ngoài. Theo đó, nếu vào những tháng hè, tháng nóng thì không được bảo quản quá 4 ngày, những tháng mùa đông, tháng lạnh thì không quá 7 ngày trước khi ấp. Nếu để càng lâu thì khi ấp, tỷ lệ trứng nở sẽ càng giảm. Từ ngày thứ 7 trở đi, vitamin trong trứng bị phân hủy, lớp màng bị mục dần, tỷ lệ bào thai chết yểu sẽ càng cao, do đó tỷ lệ trứng nở suy giảm khá nhiều.
YẾU TỐ THỜI GIAN KHI BẢO QUẢN TRỨNG GÀ ĐỂ ẤP

KHÂU CHỌN TRỨNG

Kích thước của trứng gà để ấp cũng không nên quá nhỏ hoặc quá to, hình dạng cân đối không bị móp méo hoặc hình thù khác lạ, xuất hiện vết nứt. Loại bỏ những trứng không đạt chất lượng mà chỉ lấy những trứng đạt tiêu chuẩn để bảo quản và ấp.
Ngoài ra, những trứng có hình dạng quá to tròn hoặc quá dài cũng không nên chọn để ấp thì những trứng này có phần lòng đỏ và lòng trắng không cân đối. Đối với dòng gà nòi thì trọng lượng trứng phù hợp từ 40 đến 50 gram.
Đối với các loại trứng có dị dạng, trứng có kích thước quá to hoặc quá nhỏ phải nên loại bỏ ra trước khi bảo quản và ấp bởi những trứng này có tỷ lệ nở thấp. Do trứng quá nhỏ thì tỷ lệ lòng đỏ cao hơn, còn trứng quá to sẽ có hai lòng đỏ, trứng dị dạng thường có tật ở vỏ. Những trường hợp này đều cho ra tỷ lệ nở thấp.

VỆ SINH

Thêm vào đó, trước khi bắt đầu bảo quản và ấp trứng gà. Phải tiến hành vệ sinh và loại bỏ những trứng quá dơ, nhiều chất bẩn, dị dạng hoặc bị nứt. Sau đó tiến hành rửa sạch trứng bằng dung dịch vệ sinh trứng. Một lưu ý đó là dung dịch vệ sinh trứng nên có nhiệt độ ấm hơn so với trứng nhằm tăng sự dãn nỡ, làm chất dơ bên trong các mao mạch bị đào thải ra bên ngoài chứ không đi ngược vào trong. Việc vệ sinh tẩy bỏ lớp sừng và chất dơ ở phần vỏ trứng sẽ giúp quá trình ấp trở nên tốt hơn, hạn chế sự lây nhiễm bệnh trong quá trình ấp.
YẾU TỐ VỆ SINH KHI BẢO QUẢN TRỨNG GÀ ĐỂ ẤP

QUÁ TRÌNH THAO TÁC

Trong quá trình bảo quản hoặc ấp trứng, các thao tác kỹ thuật của người thực hiện phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh va đập trứng bởi những sự va chạm này có thể phá hủy màng trứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài có thể không bị nứt. Ngoài ra, có thể làm cho phôi bên trong bị vỡ mạch máu, xuất huyết đến chết. Do đó quá trình thao tác cần phải được thực hiện kỹ lưỡng nhất.

THU HOẠCH

Thời gian thu hoạch trứng tốt nhất là vào trước 9 giờ sáng, đến trưa tiến hành kiểm tra thêm một lần nữa. Không được để trứng trong ổ lâu hơn 24 giờ sẽ giảm tỷ lệ trứng nở.